Mỗi loại nhựa PP, PE, PVC, PC, PA,… đều có khả năng tái chế, tái sử dụng mạnh mẽ thông qua việc đùn tạo hạt nhựa tái sinh. Vì vậy, việc tìm hiểu các đặc tính của nhựa cũng như ứng dụng của chúng là điều hết sức quan trọng.
Đặc tính nhựa PP
PP (Polypropylene hay Polypropene) là loại nhựa công nghiệp có màu sắc trong suốt và độ bền cơ học cao. Loại polymer này là sản phẩm của phản ứng trùng hợp Propilen có công thức hóa học là (C3H6)n.
Cấu trúc phân tử của nhựa PP
Những đặc tính của nhựa PP có thể kể đến như:
● Tính bền cơ học cao: Đây là loại vật liệu nhựa nhiệt dẻo khá cứng. Độ dẻo dai ở đây được hiểu là khả năng biến dạng của một loại vật liệu không đàn hồi mà không bị vỡ. Chính vì vậy, PP không bị kéo dãn dài vì được chế biến thành sợi và xé rách dễ dàng khi bị cắt hoặc thủng 1 lỗ nhỏ trên bề mặt vật liệu.
● Tính chất vật lý đặc trưng: Polypropylene không mùi, không vị và không độc hại. Khi đốt cháy, vật liệu tạo ngọn lửa màu xanh nhạt và có mùi giống cao su. PP có độ bóng trên bề mặt cao, là vật liệu lý tưởng phục vụ trong lĩnh vực in ấn
Nhựa PP có độ bền cơ học cao
● Bền vững với nhiệt: PP chịu được nhiệt độ nóng chảy ≈ 165oC. Tuy nhiên, PP không dẻo bằng PE mà lại cứng, có độ bền chắc. Tấm nhiệt PP chỉ có thể chịu được nhiệt độ dài hạn là 100oC và ngắn hạn là 130oC. Đối với quy trình tái chế nhựa PP, nhiệt độ nóng chảy phải ở mức 250oC.
● Khả năng cách điện tốt: PP có điện trở cao nên khả năng cách điện rất tốt. Điều này lý giải tại sao vật liệu này thường được ứng dụng trong việc sản xuất các linh kiện điện tử.
● Khả năng truyền sáng: Bản chất của Polypropylene là loại nhựa có cấu trúc trong suốt nhưng lại được sản xuất với màu đục tự nhiên. PP có thể sử dụng trong các công trình để truyền sáng, tạo nên giá trị thẩm mỹ đẹp, nhưng khả năng này khá tương đối. Nếu quý khách hàng muốn truyền sáng đạt hiệu quả hơn, chất liệu Acrylic hay Polycarbonate là lựa chọn thay thế hoàn hảo. Việc tạo hạt PP cũng cực kỳ đơn giản và dễ dàng thông qua dây chuyền tạo hạt PP 2 cấp
Xem thêm: Nguyên lý hoạt động của máy tạo hạt nhựa
Đặc tính của nhựa PE
Nhựa PE (Polyethylene) là một hợp chất hữu cơ có cấu trúc thẳng hoặc phân nhánh. Chúng có cấu tạo nhiều nhóm etylen CH2-CH2 kết hợp với nhau bằng các liên kết hydro no. Đây là kết quả của phản ứng trùng hợp các monome etylen (C2H4).
Cấu trúc phân tử PE (Polyethylene)
Dựa vào tỷ trọng của Polyethylene có trong kết cấu mà loại nhựa này cũng được phân thành nhiều loại khác nhau như: VLDPE (PE có tỷ trọng rất thấp), LDPE (PE có tỷ trọng thấp), MDPE (PE có tỷ trọng trung bình), HDPE (tỷ trọng PE cao).
Một số đặc tính của nhựa PE có thể kể đến như sau:
● Tính chất vật lý điển hình của nhựa dẻo: Polyethylene có thể chống thấm nước và hơi nước tốt nhưng khả năng chống thấm khí và dầu mỡ lại rất kém. Đặc tính của nhựa PE chính là có tính dẻo dai vượt trội, độ bền kéo tốt nhưng lại có độ bền cơ học không tốt, dễ bị trầy xước bề mặt.
PE được ứng dụng để sản xuất các vật dụng phổ biến trong đời sống như bao bì, túi xách, chai lọ, thùng đựng,…
● Tính chất hóa học như hidrocacbon không no: Đặc tính của nhựa PE là không tan trong nước và các loại rượu. Chúng có độ ổn định hóa học cao, không tạo phản ứng với các dung dịch axit, kiềm.
● Khả năng chịu nhiệt cao: Nhiệt độ nóng chảy của PE là Tm ≈ 120°C. Ở nhiệt độ này, PE dễ dàng tạo hình và được đưa vào nhiều ứng dụng công nghiệp như bọc dây điện, màng nhựa, cuộn. Nhiệt độ hóa thủy tinh là Tg ≈ -100°C.
● Hạt nhựa PE có thể tạo được bằng dây chuyền tạo hạt nhựa tái chế PE
Đặc tính của chất dẻo PVC
PVC (Polyvinyl clorua) là loại nhựa dẻo có tính đàn hồi cao, được tạo nên từ phản ứng trùng hợp vinyl clorua (CH2=CHCl). Công thức hóa học của PVC là (C2H3Cl)n.
Phản ứng trùng hợp tạo nên PVC
Đây là loại vật liệu có lịch sử dài nhất được ứng dụng trong ngành công nghiệp sản xuất.
PVC là loại nhựa có giá thành rẻ, được sử dụng nhiều trong ngành vật liệu xây dựng với những đặc tính của chất dẻo sau:
● Tính chất vật lý của PVC:
– Nhựa Polyvinyl clorua có tính dẻo tốt, khả năng đàn hồi cao, không dễ bị uốn gãy. Nhưng khả năng chống bào mòn của PVC tương đối yếu.
– Khả năng chống cháy, cách điện tốt nên thường được ứng dụng trong các loại vật liệu phục vụ cho lĩnh vực viễn thông như dây cáp điện, màng nhựa gia dụng,…
– PVC không bền với nhiệt. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, vật liệu có thể sản sinh ra các chất độc hại và làm biến đổi màu sắc của nhựa.
● Tính chất hóa học ổn định: Nhựa PVC có khả năng kháng hóa chất tối ưu, chống được sự ăn mòn của thủy ngân và tia UV. Vì tính chất này, PVC được ứng dụng trong sản xuất các đường ống chống ăn mòn hay đường ống dẫn dầu cực kỳ hữu ích.
Nhựa PVC tái chế bằng dây chuyền đùn tạo hạt nhựa PVC
Nhựa PVC được sử dụng phổ biến trong đời sống
Đặc tính của nhựa PC
PC (Polycarbonate) là một loại polyme nhiệt dẻo. Loại nhựa này được tạo thành từ phản ứng hóa học giữa Bisphenol A và Phosgene (COC2).
Công thức hóa học nhựa PC
Máy đùn tạo hạt nhựa PC đa dụng, nhiều mẫu mã được thiết kế cho phù hợp với đặc tính của nhựa PC
Đặc tính của nhựa PC được ứng dụng trong các công trình xây dựng. Đây được xem là vật liệu lý tưởng của kiến trúc hiện đại với nhiều đặc tính của nhựa:
● Khả năng chịu lực cao: PC có độ bền cao và chịu được va đập tốt. Đây là lý do loại nhựa này được ứng dụng để làm mái lợp lấy sáng trong các công trình kiến trúc.
● Khả năng lấy sáng tuyệt vời: Khả năng lấy sáng lên đến 95% nhưng có khối lượng nhẹ hơn ¼ khiến PC đang dần thay thế kính, trở thành vật liệu lấy sáng hiệu quả nhất trong công nghiệp.
Nhựa PC được ứng dụng phổ biến trong các công trình công nghiệp
Đặc tính của nhựa PA
PA (Polyamide) là loại nhựa dùng trong kỹ thuật công nghiệp. Polyamide là một polymer có chứa cấu trúc nhóm amid (R-CO-NH-R) trong chuỗi polymer chính. Nhựa PA được sản xuất bằng cách tạo phản ứng ngưng tụ giữa các monome, tại đây liên kết của các phân tử xảy ra thông qua sự hình thành các nhóm amit. Một số đặc tính của nhựa PA có thể kể đến như:
Công thức hóa học của nhựa PA
Hạt nhựa PA tái chế được sử dụng phổ biến do chất lượng của hạt được tái tạo với những đặc tính gần như tương đương với hạt nguyên sinh, có nhiều dòng máy tạo hạt thế hệ mới làm được điều này
● Độ bền cao: Nhựa PA có độ cứng cao, trọng lượng nhẹ nên cực bền trước các tác động, va đập mạnh cùng khả năng chống mài mòn ổn định. Điều này giúp loại nhựa này được ứng dụng nhiều trong các linh kiện và cấu trúc cơ học của máy móc.
● An toàn khi sử dụng: Loại nhựa này có tính bền bỉ trong dung môi hữu cơ nên cực kỳ an toàn khi sử dụng với các loại thực phẩm.
● Chịu nhiệt độ thấp: Nhiệt độ lý tưởng để loại nhựa này làm việc tốt, không bị biến dạng hay ảnh hưởng đến kết cấu là -40 đến 110oC.
Đặc tính nhựa ABS
Nhựa ABS có thành phần cấu tạo chính từ 3 chất đó là Acrylonitrin, Butadien, Styren, công thức hóa học là (C8H8.C4H6.C3H3N)n, vì vậy, được viết tắt là ABS.
Công thức hóa học của nhựa ABS
Loại nhựa này có đặc tính của nhựa đặc trưng là tính cứng, rắn nhưng không bị giòn, có khả năng cách điện, không thấm nước, trơ với hóa chất và không bị nhiệt độ cao làm cho biến dạng.
Nhựa ABS rất dễ dàng trong việc gia công, sản xuất các vật dụng trong đời sống như đồ chơi, điện tử, đồ gia dụng, bao bì, vật liệu xây dựng,…
Một số đặc tính của nhựa ABS có thể kể đến như:
● Khả năng chịu lực, chống va đập tốt: Nhựa ABS được hình thành từ sự liên kết chặt chẽ của các phân tử và cấu trúc phức tạp mà có khả năng chịu lực, chống va đập cực kỳ tốt khi đặt ở môi trường bên ngoài trong thời gian dài.
● Có khả năng chống nhiệt độ cao/thấp rất tốt: Nhờ đặc tính này mà nhựa ABS còn được ứng dụng làm tấm lợp , vách ngăn cách nhiệt thẩm mỹ.
Hạt nhựa ABS được tái chế do nhu cầu cao, giá thành khá cao và khả năng cung ứng thấp, dây chuyền tạo hạt ABS tái chế được sử dụng phổ biến và rộng rãi
Phân loại đặc tính của nhựa theo nhiệt độ
Đặc tính chung của nhựa đó là dẻo, tuy nhiên, mỗi loại đều có một mức độ riêng và khi nung đến nhiệt độ nhất định sẽ biến chất. Dựa vào nhiệt độ, người ta phân đặc tính của nhựa thành 3 loại đó là dẻo, rắn và cứng.
Nhựa nhiệt dẻo
Đặc tính của nhựa PS (Polystyrene)
- PS nóng chảy ở 180 – 200oC. Các loại nhựa gốc PS phổ biến nhất là: EPS, HIPS, GPPS.
- Nhựa PS được dùng để làm tô, chén, li, vỏ nhựa. Sau khi tạo hình, PS không được khuyến khích nung trên 70°C vì sẽ giải phóng lượng lớn Monostyren, gây hại cho gan của người sử dụng.
PET (Polyethylene Terephthalate)
- PET nóng chảy ở 250oC. Khi gia công PET, người ta thường lựa chọn nhiệt độ trong khoảng 280 – 320oC. Ở 360oC, PET bị phân hủy.
- PET có khả năng chịu bền tốt. PET đóng vai trò quan trọng trong nền công nghiệp điện ảnh vì là vật liệu chính cho băng từ, băng ghi âm.
Nhựa nhiệt rắn
Nhựa nhiệt rắn Bakelite
- Đặc tính của nhựa nhiệt rắn là chịu được nhiệt độ nung lên đến 100oC. Nhựa nhiệt rắn có đặc tính của nhựa là giòn và không dễ tạo hình như nhựa nhiệt dẻo.
- Trong phân loại nhựa, nhựa nhiệt rắn có thể được xem là một trong số ít vật liệu không thể tái sản xuất.
Nhựa cứng
PC (Polycarbonate)
- Nhiệt độ nóng chảy của PC là 235 – 275oC, nhiệt độ chịu lạnh là -100oC. PC được tạo hình khác nhau với các đặc tính của nhựa phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.
- Các loại PC thường được thấy trong ứng dụng công nghiệp là tôn nhựa lấy sáng, mái che, mái che giếng trời,…
POM (Polyoxymethylene)
- POM nóng chảy ở khoảng 190 – 230oC, có đặc tính của nhựa là dẻo dai, độ đàn hồi tốt.
- Đặc tính của nhựa POM được ứng dụng trong rất nhiều ngành sản xuất như cơ khí, thiết bị gia dụng, linh kiện điện tử.
Phân loại nhựa theo ứng dụng
Ngoài phân loại nhựa theo nhiệt độ nóng chảy thì người ta còn phân loại nhựa theo ứng dụng của chúng. Mỗi loại nhựa khác nhau sẽ có tính dẻo, tính đàn hồi đặc trưng và được sản xuất thành các sản phẩm riêng.
Nhựa thông dụng
Khi phân loại theo đặc tính của nhựa thông dụng, người ta thường lưu tâm đến vấn đề sức khỏe người tiêu dùng. Nhựa thông dụng được nhiều người sử dụng, phổ biến nên phải ít giải phóng ra các chất có hại cho môi trường.
Sản phẩm nhựa thông dụng:
- Nhựa thông dụng bao gồm PP, PET,… Mặc dù nhựa PET có giải phóng ra hoạt chất gây ung thư, tuy nhiên các thành phẩm như chai nhựa, chén nhựa PET có khuyến cáo người tiêu dùng chỉ sử dụng 1 lần.
- Ngoài ra, nhựa thông dụng thường chịu nhiệt kém (dưới 80oC). Nếu quá nhiệt sẽ có hiện tượng biến dạng, nóng chảy và giải phóng chất gây hại.
Đặc tính của nhựa chuyên dụng:
- Nhựa chuyên dụng thường được sử dụng làm chất thay thế, chất kết dính, chất làm nền cho các ma trận có Composite.
- Nhựa chuyên dụng được xếp vào các loại nhựa tổng hợp. Vậy nên người ta thường sẽ chỉ áp dụng chúng cho những thành phẩm nhất định.
- Ngoài ra, nhựa chuyên dụng được sử dụng rất nhiều trong phòng thí nghiệm.
- Có thể phân loại nhựa kỹ thuật khác với nhựa thông dụng ở nhiệt độ. Nhựa kỹ thuật chịu được nhiệt độ từ 80 – 160oC.
- Trong tất cả các loại nhựa kỹ thuật, nhựa PC đang được nhiều người lựa chọn để sử dụng nhất, đặc biệt là thiết kế công trình.
- Xu hướng thiết kế công trình bằng tôn lấy sáng đang làm mưa làm gió tại thị trường châu Âu. Nguyên nhân cơ bản nhất là bởi vì hiệu ứng tuyệt vời mà PC mang lại cho công trình là độc nhất vô nhị, không thể thay thế bằng bất kỳ một loại vật liệu nào khác.
- Không chỉ có các công trình kiến trúc đồ sộ mà ngay cả những chung cư cao cấp tại Việt Nam cũng đang sử dụng vật liệu này làm mái che giếng trời, tô điểm cho từng góc nhỏ của toàn bộ chung cư.
- Nhờ những đặc tính của nhựa vô cùng tuyệt vời mà vật liệu này được ứng dụng rất nhiều trong đời sống và sản xuất. Một trong những ứng dụng của nhựa được sử dụng nhiều nhất trong thi công, xây dựng có thể kể đến là các tấm vách ngăn, tấm lợp trong suốt.
CÔNG TY TNHH MÁY NHỰA VIỆT ĐÀI.
Chuyên cung cấp các dòng máy tạo hạt các loại
Máy tạo hạt nhựa kỹ thuật (compound)
Máy tạo hạt nhựa tái sinh PP, PE, HDPE, PC, Hi, PVC, PET…
Máy tạo hạt nhựa Taical (chất độn nhựa)
Các loại máy móc khác theo nhu cầu khách hàng – đội ngũ kỹ thuật viên lên bản vẽ thiết kế trực tiếp.
Website: https://Maytaichenhua.com & https://Maynhuavietdai.vn
Email: maynhuavietdai.hd@gmail.com
Liên hệ tư vấn: Mr. Trung: 0937 470 861 – Mr. Viên: 0886 547 668 – Mr. Ba: 0969 778 568 - Mr. Dũng 0976 556 525